Không ai biết chính xác nguồn gốc của gà nòi

Gà nòi là gì? Đặc điểm và cách nhận biết như thế nào?

Gà nòi là được xem là một trong những chiến kê đời đầu tại các trận đá gà của Việt Nam. Cho đến ngày nay, so với các loại giống ngoại nhập lai từ Mỹ, Anh hay Nhật,…thì sức mạnh uy vũ và kỹ năng chiến đấu của nó cũng không hề thua kém. Để có thể nhận biết một con gà nòi sở hữu khả năng trở thành hùng kê bất bại trong tương lai, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về xuất xứ, đặc điểm của nó qua bài viết này nhé.

Xuất xứ gà nòi đến từ đâu?

Khi nói đến xuất xứ của gà nòi, không ai biết chính xác nguồn gốc của nó đến từ đâu. Hơn nữa, do nước ta phải trải qua các cuộc chiến chống ngoại xâm và thực dân kéo dài, vì thế các tài liệu về chúng hầu như đều bị xóa bỏ và thất lạc. Những thông tin được tương truyền giống gà này, ít nhất nếu dựa vào văn hóa hay truyền thống đá gà tại Việt Nam thì có lẽ chúng đã có từ hơn 700 năm trước.

Không ai biết chính xác nguồn gốc của gà nòi
Không ai biết chính xác nguồn gốc của gà nòi

Ngày nay, nếu nhắc đến gà nòi, cách giải thích phổ biến nhất thì đây là đây chính là một trong những giống gà nội địa tại Việt Nam. Là một trong 3 giống gà cùng gà rừng, gà tre sở hữu khả năng chiến đấu. Nhưng trong đó, gà tre và gà nòi là giống gà nhà được nuôi dưỡng và huấn luyện để phục vụ cho các trận chọi gà, đá gà thường diễn ra trong các dịp lễ, ngày tết. Còn gà rừng là loài gà hoang dã nên chúng chỉ chiến đấu theo bản năng tự nhiên.

>>Tham khảo thêm: Gà Shamo có nguồn gốc từ đâu? Một vài thông tin thú vị về gà chọi Shamo

Sự phân bố và tên gọi qua các vùng miền

Sự phân bố gà nòi Việt rất đa dạng, hơn nữa mồi vùng miền lại có những cách gọi khác nhau và sở hữu những giống gà nổi tiếng của riêng mình như:

– Tại miền Bắc, dân chọi gà thường gọi với cái tên quen thuộc nhất là gà chọi. Trong đó, các giống gà nổi tiếng của miền Bắc bao gồm Thổ Hà ở Bắc Giang, gà Đồ Sơn ở tỉnh Hải Phòng, gà Nghi Tàm, Vân Hồ, Nghĩa Đô tại Hà Nội hay tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn La, Thái Nguyên, Phú Thọ, Đô Lương (Nghệ An).

Gà Thổ Hà Bắc Giang
Gà Thổ Hà Bắc Giang

– Tại miền Trung lại có hai giống gà nòi nổi tiếng nhất là gà có xuất xứ từ tỉnh Khánh Hòa và Bình Định.

– Tại miền Nam, dân chơi đá gà lại không gọi là gà chọi như miền Bắc mà cái tên gà đá, gà nòi được sử dụng phổ biến hơn. Và các giống gà nòi đại diện bao gồm gà đến từ Chợ Lách của Bến Tre, gà Châu Đốc của tỉnh An Giang, Bà Điểm hay Cao Lãnh của tỉnh Đồng Tháp.

Gà Cao Lãnh
Gà Cao Lãnh

>>Tham khảo thêm: Nguồn gốc và đặc điểm nhận dạng của giống gà roundhead

Đặc điểm nhận dạng gà nòi Việt Nam

Để nhận biết đâu gà nòi so với gà nhà nuôi làm thịt cũng như các giống gà đá khác không hề khó. Anh em chỉ cần dựa vào những đặc điểm sau:

Đặc điểm ngoại hình

Chúng thường sở hữu kích thước ngoại hình cao lớn, thân to, cổ cao, chân dài, da thịt đỏ. Nhất là vùng da ở đầu, cổ, ức, đùi, và hông thì càng dày và càng đỏ đậm.

Thân hình rắn chắc, luôn mang khí thế của một chiến kê dũng mãnh, cương trị, hùng dũng và oai vệ, hiểm hóc. Cân nặng của một con gà nòi trống trưởng thành có thể đạt từ 3-4kg, còn con mái đạt từ 2 – 2.5kg.

Đặc điểm đầu, mắt

Phần lớn, gà chọi nòi Việt đều sở hữu mắt sắc, mào to, đầu trọc lông. Đầu trọc cũng là một trong những điểm đặc trưng nhất để nhận dạng và phân biệt loại gà này với những giống gà khác.

Đặc điểm màu lông

Tùy vào giới tính con trống, con mái mà đặc điểm màu lông của gà chọi nòi sẽ khác nhau. Với gà trống, chúng thường sở hữu bộ lông màu xám, hoặc màu mận, màu đỏ lửa xen lẫn các vệt xanh biếc và đen ở phần lông cánh, lông đuôi, đầu và lông tích. Phần dái tai có màu đỏ.

Với con mái thường có bộ lông mà xám gần như lá chuối khô hoặc màu vàng, điểm vào mài đen; phần lông chân và mỏ có màu chỉ, mắt đen xung quanh có vòng đỏ.

Da đỏ, đầu trọc là đặc điểm ngoại hình đặc trưng nhất của gà nòi
Da đỏ, đầu trọc là đặc điểm ngoại hình đặc trưng nhất của gà nòi

Nhận biết mỏ và chân

Gà chọi nòi thường sở hữu mỏ ngắn với các màu sắc đặc trưng là trắng ngà, xanh lợt hoặc đen. Mỏ tuy ngắn nhưng lực mổ lại rất khỏe, đây là một phần lợi thế giúp nó tạo nên chiến thắng trong các sới, trường đá gà.

Về đặc điểm phần chân, màu phổ biến thường là vàng, trắng, xanh lợt hoặc đốm nâu. Đặc biệt, màu cựa sẽ cùng màu với màu của chân.

Cách nuôi dưỡng gà nòi thành chiến kê bất bại

Gà nòi từ khi sinh ra vốn đã có tính háu chiến, khả năng này đã được bộc lộ từ khi vừa mới vài tháng tuổi. Vì thế, bằng sự quan sát, các sư kê đã có thể nhận biết đâu là con gà có tiềm năng để giành chiến thắng trong các trận đá gà.

Tuy nhiên, muốn trở thành hùng kê bất bại thì chỉ dựa vào thiên bẩm thôi chưa đủ mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Trong đó là cách mà sư kê nuôi dưỡng và rèn luyện cho nó. Để giúp gà chọi nòi thành hùng kê, anh em cần lưu ý những điểm sau:

Cách chăm sóc

Sau khoảng 10 tháng tuổi là gà đã đủ độ để tham gia chiến đấu. Nhưng theo kinh nghiệm từ các sư kê lão lãng thì chỉ nên cho chiến từ tháng chạp đến tháng 4. Những tháng còn lại nên tránh, bởi đây là thời điểm gà đang thay lông nên việc này sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến phong độ.

Để gà lớn nhanh, khỏe mạnh việc tắm rửa cho nó cũng rất quan trọng, nhất là vào mùa hè cần tắm mỗi ngày. Sau khi tắm xong, lông đã khô thì anh em nuôi gà nhớ om chườm nghệ cho gà. Bên cạnh đó, bạn cần đều đặn cứ cách 2 ngày lại om bóp rượu gừng nghệ một lần để da thịt của chiến kê trở nên săn chắc hơn.

Tỉa lông, om nghệ giúp da thịt gà trở nên săn chắc
Tỉa lông, om nghệ giúp da thịt gà trở nên săn chắc

Chế độ dinh dưỡng

Tùy vào mỗi thời điểm phát triển mà chế độ thức ăn của gà cũng khác nhau, cụ thể:

Với gà nòi con, khẩu phần ăn mỗi ngày bao gồm 10% cám gạo + 20% ngô + 30% lúa + 20% cá tươi đã nấu chín + 20% rau. Rau thì nhớ chọn các loại rau màu xanh như xà lách, rau muống,…Cho gà ăn vào 2 bữa chính là 9h sáng và 4 đến 5 giờ chiều, còn lại nên thả cho gà tự do đi lại và kiếm ăn.

Với gà đã trưởng thành thì cần bổ sung thêm 1 – 2 bữa ăn có thịt bò hoặc lươn, ếch,… Rau cũng cần ăn đa dạng hơn, gồm có giá đỗ, cà chua,…Tóm lại, khẩu phần ăn mỗi ngày cần đảm bảo đủ 0,1 kg thịt bò, lươn + 0,25 kg lúa + 0,1 kg rau.

Ngoài những dưỡng chất trên thì cả gà con và gà lớn còn được nhiều sư kê cho ăn thêm trứng vịt lộn hoặc lòng đỏ trứng, tép, côn trùng, ngũ cốc. Và thức ăn là rau xanh thì nên cho vào buổi chiều khi gà đã bước vào độ chiến đấu.

Cung cấp đầy đủ rau thịt và tinh bột cho gà
Cung cấp đầy đủ rau thịt và tinh bột cho gà

Chế độ luyện tập

Gà chọi nòi cần được nuôi thả tự do, tránh nuôi nhốt quá lâu. Bởi khi được vận động linh hoạt sẽ giúp gà có những phản xạ tự nhiên một cách nhanh nhẹn đồng thời tăng sức bền, chiến khỏe.

Nên cho gà đeo chì vào chân để rèn luyện sức dẻo dai và cứ 3 ngày 1 lần cho gà tập vần đòn với những con gà khác để giúp gà có những kinh nghiệm thực chiến.

Trên đây là những thông tin về xuất xứ và đặc điểm nhận dạng của gà nòinhà cái sv388 đã gửi tới anh em. Hy vọng cùng với những chia sẻ về cách nuôi dưỡng trên sẽ giúp các anh em đam mê đá gà sở hữu một chiến kê bất bại trong tương lai.